Bệnh héo xanh hoa Cúc
Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas
solanacearum gây ra. Bệnh khá phổ biến xảy ra trên hoa Cúc ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, vào các thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, hoa Cúc dễ bị các vi khuẩn tấn công ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh héo xanh được xem
là một căn bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người dân vì tốc độ lan truyền rất
nhanh và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên bà con cần chú ý và có những biện pháp phòng trừ, cách ly bệnh kịp thời để tránh các tổn thất lớn.
1.Triệu chứng
gây hại:
Cây đang phát triển tốt
bình thường đột ngột bị héo ngọn sau đó lan dần xuống các lá phía dưới với tốc
độ rất nhanh chỉ từ 1-2 ngày cây đã héo hoàn toàn. Nếu dùng dao cắt ngang thân
cành thấy các bó mạch dẫn mô gỗ có thâm đen, lấy tay bóp nhẹ thì thấy dịch nhờn
màu trắng sữa thì đó là dấu hiệu của vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra bệnh héo xanh.
2.Phòng bệnh:
Trước khi trồng, thu gom sạch
sẽ tàn dư của cây hoa cúc (và những cây ký chủ khác) ở vụ trước đưa ra khỏi
ruộng tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh ban đầu (tuyệt đối không được vứt bỏ tàn
dư cây bệnh xuống mương nước tưới cho ruộng cúc sau này).
- Làm luống cao để dễ thoát nước. Không trồng quá dày, để
ruộng cúc luôn thông thoáng, khô ráo.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc tro trấu, bón thêm
vôi bột, phân lân và kali để tăng sức đề kháng cho cây.
- Chọn cây giống sạch bệnh, không lấy giống ở những ruộng đã bị
bệnh.
- Nếu có điều kiện nên ngâm nước ruộng khoảng 10-15 ngày
hoặc cày phơi đất trước khi trồng.
-Trong quá trình chăm sóc tránh tạo vết thương cơ giới cho
cây, để hạn chế cửa ngõ xâm nhập của vi khuẩn.
- Dùng thuốc kháng sinh Streptomixin nồng độ 100-150ppm để
phun phòng bệnh.
- Diệt trừ kịp thời môi giới truyền bệnh như rệp, bọ rầy...
3.Trừ bệnh:
Hiện nay chưa
có thuốc phòng trị đặc hiệu. Kiểm tra ruộng cúc thường
xuyên, phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây đã bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy
để tránh lây lan cần nhổ bỏ cây bị bệnh đem
tiêu hủy, rắc vôi bột khử trùng đất và phun thuốc có gốc đồng để hạn chế bệnh lây
lan. Một số thuốc hỗn hợp gốc đồng phòng trừ bệnh vi khuẩn:, Có thể dùng thuốc Starner 20WP, Antracol
70WP để phun xịt khi cây chớm bị bệnh.
-Sau khi nhổ bỏ bón vôi bột vào
chỗ vừa nhổ để khử trùng đất. - Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh không
giảm, có thể do ruộng cúc của nhà bạn đã tích lũy quá nhiều nguồn bệnh.
Gặp trường hợp này, nếu điều kiện cho phép bạn nên luân canh một vài
vụ với cây trồng nước như lúa, rau muống, rau nhút…
Nguồn sưu tầm
Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas
solanacearum gây ra. Bệnh khá phổ biến xảy ra trên hoa Cúc ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, vào các thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, hoa Cúc dễ bị các vi khuẩn tấn công ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh héo xanh được xem
là một căn bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người dân vì tốc độ lan truyền rất
nhanh và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên bà con cần chú ý và có những biện pháp phòng trừ, cách ly bệnh kịp thời để tránh các tổn thất lớn.
1.Triệu chứng
gây hại:
Cây đang phát triển tốt
bình thường đột ngột bị héo ngọn sau đó lan dần xuống các lá phía dưới với tốc
độ rất nhanh chỉ từ 1-2 ngày cây đã héo hoàn toàn. Nếu dùng dao cắt ngang thân
cành thấy các bó mạch dẫn mô gỗ có thâm đen, lấy tay bóp nhẹ thì thấy dịch nhờn
màu trắng sữa thì đó là dấu hiệu của vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra bệnh héo xanh.
2.Phòng bệnh:
Trước khi trồng, thu gom sạch
sẽ tàn dư của cây hoa cúc (và những cây ký chủ khác) ở vụ trước đưa ra khỏi
ruộng tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh ban đầu (tuyệt đối không được vứt bỏ tàn
dư cây bệnh xuống mương nước tưới cho ruộng cúc sau này).
- Làm luống cao để dễ thoát nước. Không trồng quá dày, để
ruộng cúc luôn thông thoáng, khô ráo.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc tro trấu, bón thêm
vôi bột, phân lân và kali để tăng sức đề kháng cho cây.
- Chọn cây giống sạch bệnh, không lấy giống ở những ruộng đã bị
bệnh.
- Nếu có điều kiện nên ngâm nước ruộng khoảng 10-15 ngày
hoặc cày phơi đất trước khi trồng.
-Trong quá trình chăm sóc tránh tạo vết thương cơ giới cho
cây, để hạn chế cửa ngõ xâm nhập của vi khuẩn.
- Dùng thuốc kháng sinh Streptomixin nồng độ 100-150ppm để
phun phòng bệnh.
- Diệt trừ kịp thời môi giới truyền bệnh như rệp, bọ rầy...
3.Trừ bệnh:
Hiện nay chưa
có thuốc phòng trị đặc hiệu. Kiểm tra ruộng cúc thường
xuyên, phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây đã bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy
để tránh lây lan cần nhổ bỏ cây bị bệnh đem
tiêu hủy, rắc vôi bột khử trùng đất và phun thuốc có gốc đồng để hạn chế bệnh lây
lan. Một số thuốc hỗn hợp gốc đồng phòng trừ bệnh vi khuẩn:, Có thể dùng thuốc Starner 20WP, Antracol
70WP để phun xịt khi cây chớm bị bệnh.
-Sau khi nhổ bỏ bón vôi bột vào
chỗ vừa nhổ để khử trùng đất. - Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh không
giảm, có thể do ruộng cúc của nhà bạn đã tích lũy quá nhiều nguồn bệnh.
Gặp trường hợp này, nếu điều kiện cho phép bạn nên luân canh một vài
vụ với cây trồng nước như lúa, rau muống, rau nhút…
Nguồn sưu tầm
vinpearl phú quốc khuyến mãi |
Trả lờiXóadự án condotel phú quốc |
Shophouse Phú Quốc |
bán dự án vincity |
Vé Vinpearl Phú Quốc |
Shophouse Vinpearl Phú Quốc |
Shophouse Vinpearl Bãi Dài Phú Quốc |
Avani Phan Thiết |
Kinh nghiệm đi chơi Vinpearl Phú Quốc |