PGS tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

- Tiêu chuẩn hữu cơ PGS được soạn thảo dựa trên Tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006.
PGS Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Hữu Cơ Việt Nam

- Tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam áp dụng cho các nhà sản xuất là bộ tiêu chuẩn do Ban điều phối PGS soạn thảo tham chiếu theo các Tiêu chuẩn cơ bản của FOAM và Tiêu chuẩn Quốc Gia về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng. 
- Bộ tiêu chuẩn PGS này áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Tiêu chuẩn về vận hành, chế biến và bán lẻ các sản phẩm hữu cơ sẽ được áp dụng riêng. Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng cho tới người tiêu dùng.
- Tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam áp dụng cho người sản xuất được trình bày với mục đích làm rõ thêm mối quan hệ giữa các nguyên tắc chung của nông nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cụ thể như:
1. Nguyên tắc của tiêu chuẩn hữu cơ PGS
- Nguyên tắc chung là những mục tiêu mong đợi của sản xuất hữu cơ.
- Những nguyên tắc này được viết ra dưới dạng câu khẳng định, sử dụng động từ chỉ trạng thái “là”.
2. Phương pháp khuyến cáo:
- Phương pháp khuyến cáo là những gợi ý cho nông dân áp dụng trên đồng ruộng hữu cơ.
- PGS Việt Nam khuyến khích nông dân sử dụng các phương pháp này càng nhiều càng tốt chứ không bắt buộc họ phải áp dụng.
3. Tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn là những yêu cầu cơ bản mà nông dân phải tuân theo để được PGS Việt Nam chứng nhận.
- Cần lưu ý rằng trước khi nông hộ/đồng ruộng nào đó được chứng nhận là hữu cơ thì nông hộ/đồng ruộng đó phải áp dụng và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn.
4. Một số thuật ngữ kỹ thuật giải thích trong phần định nghĩa được trình bày dưới đây.
Nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ PGS, mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ bao gồm:
+ Sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
+ Tăng cường chu kỳ sinh học trong hệ thống trang trại.
+ Duy trì và tăng độ màu mỡ của đất.
Làm việc trong hệ thống khép kín nhiều nhất có thể.
+ Tránh gây ô nhiễm từ canh tác nông nghiệp.
+ Giảm thiểu sử dụng nguồn nguyên liệu không có khả năng phục hồi.
+ Duy trì và bảo vệ môi trường.
Một Số Đinh Nghĩa Quan Trọng Trong Nông Nghiệp Hữu Cơ:
1. Kỹ thuật gien: 
- Vật liệu gen di truyền của thực vật, động vật, các vi sinh vật, các tế bào và các đơn vị sinh vật khác được thay đổi nhờ kỹ thuật sinh học phân tử mà sự thay đổi này không thể thực hiện được qua quá trình nhân giống, chọn lọc hoặc đột biến tự nhiên.
- Phương pháp trong kỹ thuật gen bao gồm tái tổ hợp ADN, hợp nhất tế bào, vi cấy tế bào, khuyết đoạn gen và nhân đôi gen.
- Các kỹ thuật không áp dụng trong kỹ thuật gen bao gồm tiếp hợp, truyền tính trạng và lai giống tự nhiên.
2. Sinh vật biến đổi gen: 
- Sinh vật biến đổi gen là các sinh vật sống kể cả thực vật, động vật hoặc các vi sinh vật
3. GMOs: Là có nguồn gốc từ kỹ thuật gen.
4. Vận hành: 
- Vận hành là bao gồm: sấy khô, làm sạch, cắt tỉa, phân loại, bao gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
5. Nhãn, mác: 
- Nhãn mác là bất kỳ từ ngữ, đặc điểm, tên thương mại, thương hiệu, tên tổ chức chứng nhận, tranh ảnh hoặc biểu tượng xuất hiện trên bao bì, văn bản, thông báo, nhãn hiệu, bảng hiệu hoặc dây đai hoặc có biểu thị cho sản phẩm.
6. Người vận hành: 
Người vận hành là bất kỳ người nào có liên quan đến bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bán lẻ, trình bày, nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm hoặc là người đưa sản phẩm đó ra thị trường.
7. Sản xuất song song: 
- Sản xuất song song là việc trồng trọt, xử lý và chế biến một sản phẩm cùng một lúc bằng phương pháp hữu cơ và một phương pháp khác.
- Các phương pháp khác bao gồm không hữu cơ, đang chuyển đổi, tự cho là tự nhiên, và hữu cơ nhưng các sản phẩm lại không có chứng nhận.
8. Cây một năm: 
- Cây một năm là các cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn và được thu hoạch trong vòng một vụ canh tác.
9. Cây lâu năm: 
- Cây lâu năm là các cây trồng có chu kỳ sinh trưởng dài hơn một năm và được thu hoạch liên tục nhiều hơn một năm.
10. Đầu vào trong canh tác hữu cơ: 
- Đầu vào trong canh tác hữu cơ là những sản phẩm được sử dụng trong sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ như phân bón, các chất bổ sung dinh dưỡng đất, chất bảo vệ thực vật kể cả chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến được sử dụng trong các sản phẩm chế biến hữu cơ.
11. Đầu vào thương mại: 
- Đầu vào thương mại là đầu vào được sản xuất và chế biến nhằm mục đích thương mại.
12. Đồng ruộng: 
- Đồng ruộng trong canh tác hữu cơ là một mảnh đất canh tác có khoảng cách liền kề. Đôi khi được gọi là “thửa ruộng”.
13. Trang trại: 
- Trang trại trong canh tác hữu cơ là tất cả đất nông nghiệp (dùng cho trồng trọt hoặc chăn nuôi gia súc) dưới sự quản lý của một người.
- Đất này bao gồm cả đất thuê từ người khác để sản xuất và người sản xuất không phải là chủ đất.
14. Thời kỳ chuyển đổi trong canh tác hữu cơ: 
- Thời kỳ chuyển đổi là thời kỳ bắt đầu làm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ACT cho tới khi sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

Nguồn sưu tầm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây Tùng Nam Mỹ

Cây Biến Hoa Sông Hằng & Công Dụng

Cây Golden Cây Cảnh Giống Mới