Công dụng thần kỳ của cây Tầm Bóp

Cây Tầm Bóp hay còn gọi là cây Thù Lù, Lồng Đèn
Tên khoa học: Physalis angulata L.
Thuộc họ Cà:  Solanaseae. Physalis angulata
Nguồn gốc:
ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ và hiện nay được lan tràn khắp nơi Châu Phi nhiệt đới, Châu Á và hầu hết các quốc gia như là một loài cỏ dại. Ở nước ta, cây tầm bóp mọc hoang ở khắp nơi, từ bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê.

Đặc điểm sinh thái: Tầm Bóp là cây thân thảo mọc hằng năm, cao 50-90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30-35mm, rộng 20-40mm; cuống lá dài 15-30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Ðài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3-4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi. Hạt nhiều, hình thận.
Công Dụng:
+ Với ngoại hình bắt mắt, dáng quả độc đáo hiện cây Tâm Bóp là một trong những loại cây cảnh  đang rất được ưa chuộng tại các gia đình Việt Nam.
+ Quả của cây Tầm Bóp rất ngon, vị chua ngọt hơi giống Cà Chua, và rất bổ dưỡng có thể ăn sống, hay nấu chín thay thế cho Cà Chua, làm mứt trái cây ăn kèm với bánh mì. Ngoài ra cành lá và thân cây có thể sử dụng như rau.
Trong thời gian gần đây, mạng xã hội gây xôn xao câu chuyện cơn sốt về giá bán đắt đỏ quả của cây Tầm Bóp ở Nhật Bản (700.000 đồng/ kg) và Đức (300.000-700.000 đồng/kg).
Công dụng Đông Y thần kỳ của quả cây Tầm Bóp:
Cây Tầm Bóp có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng.
 + Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Liều dùng 15 - 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 - 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
+ Trị cảm cúm, sốt do siêu virut (sốt xuất huyết, sởi, ban hồng, trái rạ, chân tay miệng…): 50 -100 g cành mang hoa, lá, trái tươi, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống, ngày uống 2 - 3 lần, uống trong 3 ngày liền.
+ Trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu ở nam giới: Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước để rửa;
+ Trị rôm sảy ở trẻ em: Dùng cây tươi nấu nước để tắm cho trẻ em.
+ Lá cây tầm bóp rất tốt cho dạ dày, do đó ngoài việc dùng tầm bóp làm thuốc chữa bệnh người ta còn dùng thứ cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn.
+ Cây tươi giã đắp trị chàm (eczema).
+ Rễ cây tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị chứng đái tháo đường.
+ Quả tầm bóp ăn được và dùng trị đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng.   
+ Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.     

Một số lưu ý khi sử dụng cây Tầm Bóp làm thuốc : 
 Sự sử dụng cây thù lù cạnh Physalis angulata có thể làm loãng máu và huyết áp thấp. Vì vậy những người bị chứng rối loạn máu như là bệnh huyết hữu hay chứng dễ xuất huyết băng huyết, những người có vấn đề tim không nên dùng dược thảo này mà không có sự giám sát theo dõi và tư vấn của những người có chuyên môn về sức khỏe. 
(Nguồn Tổng Hợp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây Tùng Nam Mỹ

Cây Golden Cây Cảnh Giống Mới

Cây Biến Hoa Sông Hằng & Công Dụng